"Tính đồng nhịp" Trùng hợp

Nhà tâm thần học người Thụy Sĩ, Carl Jung đã phát triển một học thuyết khẳng định rằng các sự trùng hợp xảy ra là do cái mà ông gọi là "tính đồng nhịp" (synchronicity), được ông định nghĩa là một "nguyên lý liên hệ phi nhân quả."[5]

Học thuyết Jung-Pauli về "tính đồng nhịp", được thành lập bởi một nhà tâm lý và một nhà vật lý, cả hai đều nổi trội trong ngành của họ; có lẽ đại diện cho sự rời xa triệt để nhất khỏi thế giới quan của khoa học cơ học trong thời đại chúng ta. Tuy nhiên, họ không phải là những người đầu tiên, đi trước họ là nhà sinh vật học người Áo Paul Kammerer, người đã có những ảnh hưởng đáng kể tới Jung, và là một thiên tài ngông cuồng đã tự sát vào năm 1926, ở tuổi bốn mươi nhăm.

Một trong những niềm đam mê của Kammerer là thu thập những sự trùng hợp. Ông đã xuất bản một cuốn sách có tiêu đề Das Gesetz der Serie (Quy luật của sự đồng loạt), chưa được dịch sang tiếng Anh. Trong cuốn sách này, ông đã thuật lại 100 hoặc hơn những câu chuyện về các sự trùng hợp mà đã khiến ông hình thành học thuyết về sự đồng loạt của mình.

Ông mặc nhiên công nhận rằng tất cả mọi sự kiện đều có mối liên hệ với nhau bởi những làn sóng của "sự đồng loạt". Kammerer được biết là đã viết ghi chú trong các công viên công cộng bao nhiêu người qua lại, và bao nhiêu trong số họ mang theo ô, v.v. Albert Einstein đã nói rằng ý tưởng về tính đồng loạt là "thú vị và không phải là phi lý."[7] Carl Jung đã dựa vào công trình của Kammerer trong cuốn sách Synchronicity của ông.[8]

Một sự trùng hợp thiếu mối liên quan nhân quả rõ ràng. Trùng hợp có thể mang tính đồng nhịp, tức là trải nghiệm của các sự kiện không có liên quan nhân quả, nhưng sự xảy ra đồng thời của chúng lại mang ý nghĩa đối với người quan sát chúng. Để được coi là sự đồng nhịp, các sự kiện phải không có khả năng xảy ra đồng thời một cách ngẫu nhiên, nhưng điều này thường bị nghi vấn bởi vì thường có một xác suất, cho dù nhỏ tới cỡ nào, chỉ cần nó khác không thì trong số lượng lớn các cơ hội, những sự trùng hợp như vậy có thể xảy ra, xem quy luật số thực sự lớn.

Một số học giả hoài nghi (chẳng hạn, Georges CharpakHenri Broch) cho rằng tính đồng nhịp chẳng qua chỉ là một ví dụ của hiệu ứng tâm lý apophenia.[9] Họ lập luận rằng lý thuyết xác suất và thống kê (một ví dụ minh họa là định luật Littlewood) là đủ để giải thích những sự trùng hợp đáng chú ý.[10][11]

Charles Fort cũng đã tổng hợp hàng trăm các ghi chép về những sự trùng hợp đáng quan tâm và những hiện tượng dị thường khác.